27/3/14

28/3/2014: LÀNG GÀ-ĐÀ LẠT

.
.
28/03/2014:
LÀNG GÀ-ĐÀ LẠT
.
Bon bon đổ dốc, ghé làng Gà
Phong cảnh thanh bình, đã hiện ra
Đồ sộ, cao cao: Gà chín cựa
Chan hòa thổ cẩm, tựa vườn hoa
Bản dân niềm nở, vui cùng khách
Chuyện kể lưu truyền, cổ tích xưa
Voi chín ngà và gà chín cựa
Nhớ bà kẻ chuyện, thuở còn thơ
Ngày: 28/03/2014
Ngọclan
.
.
/////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////



28/3/2013:
CƠN MƯA BẤT CHỢT           

Cơn mưa bất chợt, sáng hôm nay
Bỗng chốc từ đâu, ập tới đây
Sối sả như đang cơn giận giữ
Ào ào, gió giật, lắc rung cây
Trên sân vận động tràn lan nước
Vườn cảnh, bồn hoa cũng đọng đầy
Thấm ướt nước mưa, nên ớn lạnh
Trong giờ thể dục sáng hôm nay
Ngày 28/3/2013
Giangsơn
.
////////////////////////////////////////////////////



28/3/2012:
PHONG CẢNH MẶT HỒ


Thảnh thơi dạo gót, lượn quanh hồ
Ngắm mặt nước xanh, gợn nhấp nhô
Lấp lánh, ánh bình minh rạng tỏ
Giạt giào, lớp lớp sóng vô bờ
Xa xa thấp thoáng, hòn non bộ
Liễu rủ quanh bờ, ngọn gió đưa
Thanh khiết sớm mai, bầu khí quyển
Nồn nam mát rượi, thoáng vờn qua
Ngày 28/3/2012
Levanm45

////////////////////////////////////////////////////////////////



28/3/2010-11: KÝ ỨC TUỔI THƠ
5 tuổi.Thằng nhỏ lon ton chạy theo ngoại lên cây cầu dây hẹp te bắc qua con kênh trên đường về nhà. Một tay níu áo ngoại, miệng nó nhem nhem cây cà rem ngoại mới mua cho ở cổng trường mẫu giáo. Có chiếc xe máy ở đâu chạy ngang, cầu lắc lư, một cái vụt tay... dòng sông xanh biếc tim tím hoa lục bình vui vẻ "ăn" hết cây kem giùm thằng nhỏ. Nó mếu máo trên cầu. Những giọt nước mắt lăn dài trên má. Ngoại phải đền cho nó cây cà rem khác. Thằng nhỏ vô tâm ấy chắc không biết là nó vừa xài hết một nửa ngày lương vất vả làm lao công của ngoại ở cơ quan.
10 tuổi. Thằng nhỏ có những người bạn đầu tiên trong đời, có những trò chơi mà có lẽ rất hiếm đứa trẻ thành phố nào sinh sau năm 2000 biết đến. Phải, ông trời có bốn mùa xuân hạ thu đông thì những đứa trẻ như nó cũng có những mùa của riêng chúng. Đó là mùa của những viên bi tròn đủ màu sắc, là bi chai, bi thường và đạn sữa. Nhớ lắm những ánh mắt trầm trồ, những tiếng hò reo thán phục một đường bi chính xác của đám bạn. Nhớ lắm lần thằng nhỏ mải chạy theo viên bi đến nỗi quên cả giữ em và kết quả là ăn roi mây đã đời. Và mùa của những trận chiến không phân thắng bại giữa chú dế than đen thui, chú dế lửa đỏ loét, chú dế nghệ vàng khè. Có một lần thằng nhỏ phải ngoi ngóp lội qua con kênh đầy lục bình giữa trưa hè nắng gắt, sông sâu không làm nó sợ bằng hình ảnh cây chổi lông gà mà mẹ sẽ rút ra từ chái bếp khi thấy nó với bộ đồ ướt mem lúc về nhà. Nhưng nỗi ám ảnh mang tên “chổi lông gà” đó nhanh chóng biến mất khi thằng nhỏ nghĩ đến con dế lửa bự  đá trăm trận trăm thắng mà thằng Nghé phải chung cho nó lúc đặt chân lên bờ bên kia. Đó là chiến lợi phẩm nhỏ bé của nó - một đứa trẻ. Giờ đây, khi cánh đồng đã lùi xa về phía chân trời, những người bạn ấy chắc đã đi tìm một “vùng cỏ may” khác cho mình.
15 tuổi.Sáng sớm đạp xe qua cầu đi học, gió sông thổi vù vù rát mặt mà mồ hôi vẫn đầm đìa trên trán thằng nhỏ. Thằng bạn chạy kế bên liếc sang nhìn nó và hỏi: "Dốc cầu có cao bao nhiêu đâu mà đổ mồ hôi dữ vậy mày?”. Chỉ có thằng nhỏ mới biết càng chạy gần cái bóng áo dài trước mặt là tự nhiên mồ hôi nó lại túa ra. “Đồ con gái, chạy gì mà chậm như rùa bò, bữa nào cũng cản đường mình” - nó nghĩ thầm.Một cái nhấn bàn đạp... hai chiếc xe song song... Hai ánh mắt gặp nhau. Một nụ cười. Không lúc nào thằng nhỏ thấy mình vô duyên như lúc này. 
20 tuổi. Lên Sài Gòn trọ học, mỗi lần gió chướng về, nhìn mấy con diều vải đại bàng hay cá mập xanh - đỏ - tím - vàng bay lượn mà sao vẫn thấy nhớ con diều giấy ngày xưa. Con diều giấy được làm từ thanh tre chặt sau nhà vót kỹ, rồi bọc bằng những tờ giấy tập cũ còn nguyên màu mực. Phải rồi, tuổi thơ giống như con diều ấy… Diều căng dây, gió đã đưa nó tới một phương trời khác. Cứ mỗi chiều chủ nhật, ra bến xe buýt đón xe lên Sài Gòn, giá nào thằng nhỏ cũng phải giành cho được cái ghế gần cửa sổ. Để khi chiếc xe đang chầm chậm trôi qua cầu, nó sẽ kéo cửa kiếng, quay mặt ra sông. Thằng nhỏ không còn nhỏ ấy sẽ hít lấy hít để mùi của sông. Cái mùi đó, không thơm mà ngai ngái mùi bùn , mùa lục bình và mùi quê hương nữa. Nhưng cũng đủ làm những đứa tập tành nhớ quê như nó phải biết nhớ, biết thương . 
Levanm45 (ST)


Bài viết: 28/3/2011: Ký ức tuổi thơ

Nguồn Zing Blog
28/3/2010-11:
KÝ ỨC TUỔI THƠ


5 tuổi.Thằng nhỏ lon ton chạy theo ngoại lên cây cầu dây hẹp te bắc qua con kênh trên đường về nhà. Một tay níu áo ngoại, miệng nó nhem nhem cây cà rem ngoại mới mua cho ở cổng trường mẫu giáo. Có chiếc xe máy ở đâu chạy ngang, cầu lắc lư, một cái vụt tay... dòng sông xanh biếc tim tím hoa lục bình vui vẻ "ăn" hết cây kem giùm thằng nhỏ. Nó mếu máo trên cầu. Những giọt nước mắt lăn dài trên má. Ngoại phải đền cho nó cây cà rem khác. Thằng nhỏ vô tâm ấy chắc không biết là nó vừa xài hết một nửa ngày lương vất vả làm lao công của ngoại ở cơ quan.
10 tuổi. Thằng nhỏ có những người bạn đầu tiên trong đời, có những trò chơi mà có lẽ rất hiếm đứa trẻ thành phố nào sinh sau năm 2000 biết đến. Phải, ông trời có bốn mùa xuân hạ thu đông thì những đứa trẻ như nó cũng có những mùa của riêng chúng. Đó là mùa của những viên bi tròn đủ màu sắc, là bi chai, bi thường và đạn sữa. Nhớ lắm những ánh mắt trầm trồ, những tiếng hò reo thán phục một đường bi chính xác của đám bạn. Nhớ lắm lần thằng nhỏ mải chạy theo viên bi đến nỗi quên cả giữ em và kết quả là ăn roi mây đã đời. Và mùa của những trận chiến không phân thắng bại giữa chú dế than đen thui, chú dế lửa đỏ loét, chú dế nghệ vàng khè. Có một lần thằng nhỏ phải ngoi ngóp lội qua con kênh đầy lục bình giữa trưa hè nắng gắt, sông sâu không làm nó sợ bằng hình ảnh cây chổi lông gà mà mẹ sẽ rút ra từ chái bếp khi thấy nó với bộ đồ ướt mem lúc về nhà. Nhưng nỗi ám ảnh mang tên “chổi lông gà” đó nhanh chóng biến mất khi thằng nhỏ nghĩ đến con dế lửa bự  đá trăm trận trăm thắng mà thằng Nghé phải chung cho nó lúc đặt chân lên bờ bên kia. Đó là chiến lợi phẩm nhỏ bé của nó - một đứa trẻ. Giờ đây, khi cánh đồng đã lùi xa về phía chân trời, những người bạn ấy chắc đã đi tìm một “vùng cỏ may” khác cho mình.
15 tuổi.Sáng sớm đạp xe qua cầu đi học, gió sông thổi vù vù rát mặt mà mồ hôi vẫn đầm đìa trên trán thằng nhỏ. Thằng bạn chạy kế bên liếc sang nhìn nó và hỏi: "Dốc cầu có cao bao nhiêu đâu mà đổ mồ hôi dữ vậy mày?”. Chỉ có thằng nhỏ mới biết càng chạy gần cái bóng áo dài trước mặt là tự nhiên mồ hôi nó lại túa ra. “Đồ con gái, chạy gì mà chậm như rùa bò, bữa nào cũng cản đường mình” - nó nghĩ thầm.Một cái nhấn bàn đạp... hai chiếc xe song song... Hai ánh mắt gặp nhau. Một nụ cười. Không lúc nào thằng nhỏ thấy mình vô duyên như lúc này. 
20 tuổi. Lên Sài Gòn trọ học, mỗi lần gió chướng về, nhìn mấy con diều vải đại bàng hay cá mập xanh - đỏ - tím - vàng bay lượn mà sao vẫn thấy nhớ con diều giấy ngày xưa. Con diều giấy được làm từ thanh tre chặt sau nhà vót kỹ, rồi bọc bằng những tờ giấy tập cũ còn nguyên màu mực. Phải rồi, tuổi thơ giống như con diều ấy… Diều căng dây, gió đã đưa nó tới một phương trời khác. Cứ mỗi chiều chủ nhật, ra bến xe buýt đón xe lên Sài Gòn, giá nào thằng nhỏ cũng phải giành cho được cái ghế gần cửa sổ. Để khi chiếc xe đang chầm chậm trôi qua cầu, nó sẽ kéo cửa kiếng, quay mặt ra sông. Thằng nhỏ không còn nhỏ ấy sẽ hít lấy hít để mùi của sông. Cái mùi đó, không thơm mà ngai ngái mùi bùn , mùa lục bình và mùi quê hương nữa. Nhưng cũng đủ làm những đứa tập tành nhớ quê như nó phải biết nhớ, biết thương . 
Levanm45 (ST)
.
////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////

.

Không có nhận xét nào: